Những Thú Vui Thú chơi chữ thư pháp đầu xuân của người Việt

Modmoi

Modmoi

Nhị Phẩm
Joined
26 June 2018
Bài viết
2,224
Reaction score
1,416
Đã một thời từng là nét văn hóa không thể thiếu của người Việt mỗi độ tết đến xuân về, khi người người, nhà nhà đều chơi thư pháp. Thú chơi thư pháp bắt nguồn từ khi ông cha ta còn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong thời phong kiến. Theo quan niệm dân gian, ngày tết mà có được một chữ Hán viết trên giấy đỏ của một người hay chữ để treo trong nhà thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn.
images816104_IMG_1000.jpg


Thú chơi thư pháp ngày xưa đã đi vào văn hóa như là một sự ca ngợi những người viết chữ đẹp tài hoa, nét chữ “phượng múa rồng bay” như giáo dục được lòng người, đánh thức được lương tri và làm cho người ta sống tốt hơn. Chữ người tử tù (truyện ngắn của Nguyễn Tuân) là một ví dụ khi nhân vật quản ngục cúi đầu khúm núm xin chữ của người tù - ông Huấn Cao.
Điều gì đã làm cho thư pháp có sự lan tỏa mạnh vẽ trong văn hóa Việt đến như vậy? Trước hết cần hiểu rằng ông cha ta đã sử dụng chữ Hán cả trên ngàn năm, bao nhiêu nét văn hóa tinh túy của nước nhà đều được chữ Hán và chữ Nôm truyền tải trong đó. Mỗi chữ Hán đều được người dân xem trọng và ca tụng là “chữ thánh hiền”. Do đó người dân rất quý trọng chữ Hán, xem như học được một chữ là đã thành người rồi. Chẳng thế mà ông cha ta đã có câu khi tết đến xuân về nhà nào cũng nô nức xin chữ để nhà nào cũng có: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Chính vì có cả ngàn năm lịch sử lại chất chứa trong đó rất nhiều ý nghĩa, nên mỗi câu đối, mỗi chữ Hán đều mang những thông điệp đến với gia đình và bản thân người chơi chữ. Ngoài câu đối, người Việt chơi thư pháp thường chọn cho mình những chữ yêu thích có ý nghĩa để thờ, để treo trong nhà. “Nét chữ nết người”, nên ngày xưa, những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân. Những người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn, Đạt. Người buôn bán xin chữ Lộc, chữ Tín, Phát Tài... Người đi làm xin chữ Danh. Gia đình thường xin chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm. Nhưng có nhiều câu chuyện kể rằng, người nào không đi xin chữ (chỉ đứng xem thầy đồ viết chữ) mà lại được các thầy gọi vào cho chữ, người ấy mới thật là có phúc có đức và có cả duyên với các thầy mới được như vậy, cái đó gọi là lộc chữ. Nhà nào, anh nào mà được các thầy cho chữ như vậy thì cả năm sẽ đạt được nhiều điều tốt lành, nhiều sự như ý. Do đó, xin được chữ đẹp chữ có ý nghĩa là mong ước của mỗi người trong ngày năm mới.
images816105_IMG_1029.jpg


Kể từ khi triều đình phong kiến sụp đổ, chữ Hán và chữ Nôm đã không còn được sử dụng rộng rãi nữa, thì cái chữ Nho cũng bị bó hẹp trong giới trí thức cựu học, hoặc cũng chỉ được sử dụng ở đình chùa, đền miếu. Cái thời chữ Nho mất dần ấy đã được bao văn nhân hoài cổ đưa vào trong thơ “Có quý gì đâu cái chữ Nho, ông Nghè ông Cống cũng nằm co”. Hay như Vũ Đình Liên đã từng viết: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Người thuê viết nay đâu…. Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu”.
images816106_IMG_1035.jpg


Điều rất vui là ngày nay, người Việt đã quay trở lại với nét văn hóa xưa. Nhiều địa phương tổ chức các lễ hội cho chữ đầu năm. Nhiều cuộc hội thảo về thư pháp đã được tổ chức. Do đó, thư pháp đã kéo mọi người lại gần nhau hơn. Người ta hớn hở khoe với nhau chữ mình vừa xin được có ý nghĩa gì. Từ người lớn tuổi cho đến thanh niên, học sinh thường đi đến các phố ông Đồ ở địa phương mình để xin chữ. Gần đây, việc xin chữ đầu năm đã trở thành một trào lưu của người trẻ tuổi, tạo thành một nét văn hóa chơi chữ và thờ chữ. Những con chữ như "rồng bay phượng múa" hiện lên qua các nét cọ điêu luyện khiến cho việc xin chữ, ngoài ý nghĩa xin được chữ, còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của những người cho chữ.
 
Top Bottom