Modmoi
Nhị Phẩm
- Joined
- 26 June 2018
- Bài viết
- 2,224
- Reaction score
- 1,414
Nhiều người đang tìm cho mình thú vui lưu giữ những kỷ niệm của thời gian bằng những chiếc máy ảnh cơ sử dụng phim âm bản xuất hiện từ những năm 90 trở về trước, cho đến những thiết bị kỹ thuật số hiện đại…
Không được đào tạo qua trường lớp nào về chụp ảnh, cũng không kiếm tiền từ nghề ảnh, nhưng đối với những người mang sở thích sưu tầm thiết bị, máy và lens cầu kỳ thì đây là cuộc dạo chơi khá tốn kém. Để có thể trang bị đầy đủ thì việc đầu tư cho mình một bộ đồ nghề có thể lên tới hàng nghìn USD,
Mới tham gia xu hướng này được vài năm, bộ đồ nghề của Lê Quân - một kỹ sư viễn thông trẻ tuổi đủ để các đồng nghiệp ngưỡng mộ với máy ảnh Canon EOS 5D Mark II cùng với Lens Canon EF 85mm F/1.2L II USM, EF 70-200mm F/2.8L IS USM, EF 24-70mm F/2.8 USM AF. Quân đã phải chi tổng cộng hơn trăm triệu cho bộ đồ nghề này.
Không “pờ rồ” như dân chuyên nghiệp, một số bạn trẻ yêu nhiếp ảnh nhưng túi tiền không mấy rủng rỉnh thì chọn cho mình cách sắm những thiết bị vừa tiền hoặc mua đi bán lại đến khi thấy cái nào ưng ý mới giữ lại dùng. Tiến Việt - phóng viên một tờ báo tại Hà Nội có sở thích chụp ảnh tặng bạn bè mới nâng cấp chiếc máy ảnh du lịch sang dùng dòng bán chuyên Nikon D90, lens 18-105 VR: “Chi tiêu tiết kiệm hàng tháng trời mới đủ hơn 20 triệu đồng để rước chiếc máy ảnh này về. Nhưng mình không tiếc tiền khi nghĩ đến những bức ảnh đẹp lưu giữ hình ảnh bạn bè, người thân hay những nơi mình từng đi qua”.
Phong trào chơi máy ảnh ống kính rời ngày càng lan rộng trong giới trẻ, những người đi làm có thu nhập ổn định. Niềm đam mê chụp ảnh, cùng với sự nở rộ của các dòng máy ảnh đủ các mức giá từ thấp đến cao của các hãng thông dụng như Canon, Nikon, Pentax, Olympus, Sony… đã khiến cho thị trường mua bán các thiết bị này cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Nhấn để phóng to ảnh
Sở hữu những chiếc máy, lens “khủng” là ước muốn của nhiều bạn trẻ.
Không chỉ lùng mua thân máy, ống kính, nhiều người còn tìm mua những phụ kiện khác như túi đựng máy, túi đựng ống kính, khăn lau kính, bơm thổi bụi, nắp ống kính, đầu đọc thẻ, thẻ nhớ dự phòng, pin dự phòng, sạc pin… Hầu hết những người yêu thích máy ảnh đều tìm đến phố Tràng Thi, Vọng Đức nơi tập trung rất nhiều cửa hàng mua bán, sửa chữa thiết bị máy ảnh. Các web mua bán, diễn đàn chuyên về nhiếp ảnh như cũng trở nên nhộn nhịp hơn với các hoạt động trao đổi, tư vấn, mua bán thiết bị máy ảnh của các thành viên. Đại diện của ChợĐiệnTử.vn cho biết, cùng với điện thoại thì máy ảnh là một trong những sản phẩm có số lượng giao dịch nhiều nhất trên web mua bán trực tuyến này.
Trong khi đó, với một số người thích hoài cổ thì các kiểu dáng, công nghệ hiện đại chưa đủ sức hấp dẫn, vì đối với họ, những chiếc máy ảnh cổ mới thực sự mang đến đam mê. Những chiếc máy ảnh cũ kỹ từ các thập kỷ trước trải qua thời gian dài vẫn đầy sức sống trong tay những người sưu tầm máy ảnh cổ.
Những chiếc máy ảnh cổ độc và hiếm nhiều khi đáng giá cả gia tài, vì thế người chơi cũng phải đáp ứng được vấn đề tiền bạc. Bên cạnh đó, người chơi máy ảnh cổ phải có đam mê, kiên trì và am hiểu về kỹ thuật và phải là một chụp ảnh cơ có hạng. Đáp ứng đầy đủ các yếu tố này không phải là dễ, vì vậy cho đến nay số người sưu tầm máy ảnh cổ tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Là một trong số ít những người chơi máy ảnh cổ tại Hà Nội, Anh Phạm Văn Phương, chủ cửa hàng Fuong trên phố Tràng Thi, hiện đang sở hữu gần 300 chiếc máy ảnh cổ, từ cái rẻ nhất trên dưới 1 ngàn USD cho đến cái trị giá hàng chục ngàn USD, trong đó có máy thuộc loại hiếm có trên thế giới. Trong bộ sưu tập của anh Phương, có tới 50 chiếc thuộc loại độc và đắt tiền. Đặc biệt, anh Phương là người sở hữu chiếc máy ảnh độc nhất vô nhị hiệu Kodax do Edman Kodax sản xuất từ năm 1897. Để có được những chiếc máy ảnh độc, những người chơi như anh Phương phải lùng sục thông tin rồi lặn lội tìm kiếm, nhiều khi phải ra cả nước ngoài mới mua được. Việc sưu tầm thiết bị máy ảnh cổ rất kỳ công và mất nhiều thời gian, vì thế tìm mua được một chiếc máy ảnh độc độc và đẹp còn quý hơn tìm được vàng. Thậm chí, theo một số chủ cửa hàng bán máy ảnh thì trên thị trường cũng có không ít máy ảnh giả cổ, nên nếu không cẩn thận dễ mua phải hàng rởm coi như mất tiền không. Chính vì thế, người chơi đồ cổ cần có am hiểu về đặc điểm của máy và tìm đến các kênh thông tin đáng tin cậy để giao dịch.
Không được đào tạo qua trường lớp nào về chụp ảnh, cũng không kiếm tiền từ nghề ảnh, nhưng đối với những người mang sở thích sưu tầm thiết bị, máy và lens cầu kỳ thì đây là cuộc dạo chơi khá tốn kém. Để có thể trang bị đầy đủ thì việc đầu tư cho mình một bộ đồ nghề có thể lên tới hàng nghìn USD,
Mới tham gia xu hướng này được vài năm, bộ đồ nghề của Lê Quân - một kỹ sư viễn thông trẻ tuổi đủ để các đồng nghiệp ngưỡng mộ với máy ảnh Canon EOS 5D Mark II cùng với Lens Canon EF 85mm F/1.2L II USM, EF 70-200mm F/2.8L IS USM, EF 24-70mm F/2.8 USM AF. Quân đã phải chi tổng cộng hơn trăm triệu cho bộ đồ nghề này.
Không “pờ rồ” như dân chuyên nghiệp, một số bạn trẻ yêu nhiếp ảnh nhưng túi tiền không mấy rủng rỉnh thì chọn cho mình cách sắm những thiết bị vừa tiền hoặc mua đi bán lại đến khi thấy cái nào ưng ý mới giữ lại dùng. Tiến Việt - phóng viên một tờ báo tại Hà Nội có sở thích chụp ảnh tặng bạn bè mới nâng cấp chiếc máy ảnh du lịch sang dùng dòng bán chuyên Nikon D90, lens 18-105 VR: “Chi tiêu tiết kiệm hàng tháng trời mới đủ hơn 20 triệu đồng để rước chiếc máy ảnh này về. Nhưng mình không tiếc tiền khi nghĩ đến những bức ảnh đẹp lưu giữ hình ảnh bạn bè, người thân hay những nơi mình từng đi qua”.
Phong trào chơi máy ảnh ống kính rời ngày càng lan rộng trong giới trẻ, những người đi làm có thu nhập ổn định. Niềm đam mê chụp ảnh, cùng với sự nở rộ của các dòng máy ảnh đủ các mức giá từ thấp đến cao của các hãng thông dụng như Canon, Nikon, Pentax, Olympus, Sony… đã khiến cho thị trường mua bán các thiết bị này cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Nhấn để phóng to ảnh
Sở hữu những chiếc máy, lens “khủng” là ước muốn của nhiều bạn trẻ.
Trong khi đó, với một số người thích hoài cổ thì các kiểu dáng, công nghệ hiện đại chưa đủ sức hấp dẫn, vì đối với họ, những chiếc máy ảnh cổ mới thực sự mang đến đam mê. Những chiếc máy ảnh cũ kỹ từ các thập kỷ trước trải qua thời gian dài vẫn đầy sức sống trong tay những người sưu tầm máy ảnh cổ.
Những chiếc máy ảnh cổ độc và hiếm nhiều khi đáng giá cả gia tài, vì thế người chơi cũng phải đáp ứng được vấn đề tiền bạc. Bên cạnh đó, người chơi máy ảnh cổ phải có đam mê, kiên trì và am hiểu về kỹ thuật và phải là một chụp ảnh cơ có hạng. Đáp ứng đầy đủ các yếu tố này không phải là dễ, vì vậy cho đến nay số người sưu tầm máy ảnh cổ tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Là một trong số ít những người chơi máy ảnh cổ tại Hà Nội, Anh Phạm Văn Phương, chủ cửa hàng Fuong trên phố Tràng Thi, hiện đang sở hữu gần 300 chiếc máy ảnh cổ, từ cái rẻ nhất trên dưới 1 ngàn USD cho đến cái trị giá hàng chục ngàn USD, trong đó có máy thuộc loại hiếm có trên thế giới. Trong bộ sưu tập của anh Phương, có tới 50 chiếc thuộc loại độc và đắt tiền. Đặc biệt, anh Phương là người sở hữu chiếc máy ảnh độc nhất vô nhị hiệu Kodax do Edman Kodax sản xuất từ năm 1897. Để có được những chiếc máy ảnh độc, những người chơi như anh Phương phải lùng sục thông tin rồi lặn lội tìm kiếm, nhiều khi phải ra cả nước ngoài mới mua được. Việc sưu tầm thiết bị máy ảnh cổ rất kỳ công và mất nhiều thời gian, vì thế tìm mua được một chiếc máy ảnh độc độc và đẹp còn quý hơn tìm được vàng. Thậm chí, theo một số chủ cửa hàng bán máy ảnh thì trên thị trường cũng có không ít máy ảnh giả cổ, nên nếu không cẩn thận dễ mua phải hàng rởm coi như mất tiền không. Chính vì thế, người chơi đồ cổ cần có am hiểu về đặc điểm của máy và tìm đến các kênh thông tin đáng tin cậy để giao dịch.