Báo Lá Cải cơn thịnh nộ với cảnh sát lan khắp nước Mỹ

Modmoi

Modmoi

Nhị Phẩm
Joined
26 June 2018
Bài viết
2,224
Reaction score
1,414
Người Mỹ thức dậy vào sáng ngày chủ nhật với những đường phố hoang tàn và các cửa hàng đầy kính vỡ, sau đêm bất ổn do cơn thịnh nộ với việc cảnh sát ngược đãi người da đen.

Ban đầu, hàng chục nghìn người tuần hành ôn hoà để phản đối trước cái chết của George Floyd, một người da đen qua đời hôm 25/5 sau khi bị viên cảnh sát da trắng đè gối lên cổ tới khi người này ngừng thở.
Nhưng tại nhiều nơi, những cuộc biểu tình này đã trở nên bạo lực, khi những người tham gia đụng độ với cảnh sát và phá huỷ, cướp bóc các cửa hàng. Dòng chữ "Tôi không thở được" - lời nói cuối cùng của nạn nhân George Floyd - được vẽ lên các toà nhà nơi người biểu tình đi qua.
1000.jpeg

Một cửa hàng bị đập phá và cướp bóc ở Philadelphia hôm 30/5. Ảnh: AP.
Bạo lực và hỗn loạn lan rộng
Làn sóng biểu tình đã lan rộng và gần như xuất hiện ở tất cả các thành phố lớn của Mỹ, với quy mô và độ bao phủ có thể so sánh với phong trào dân sự và chống chiến tranh hồi những năm 1960.
1590991604770

Đến sáng ngày 31/5, sự phẫn nộ đã lan tới tận châu Âu khi hàng nhìn người tập trung ở quảng trường Trafalgar ở London nhằm phản đối việc cảnh sát dùng vũ lực quá mức. Bất chấp các quy tắc giãn cách xã hội trong thời kỳ Covid-19, người biểu tình đã vỗ tay và giơ bảng hiệu bày tỏ sự ủng hộ với những người biểu tình ở Mỹ.

"Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì điều này. Cảnh sát hành động ngoài tầm kiểm soát. Họ thật hoang dại. Đã có quá nhiều người chết rồi", cô Olga Hall, một người tham gia biểu tình ở thủ đô Washington D.C., chia sẻ.

Người biểu tình đốt cháy xe cảnh sát, ném chai lọ và gạch đá về phía các sĩ quan và đập phá cửa hàng ven đường. Họ lấy đi hàng hoá và các thiết bị dù những người khác kêu gọi không nên làm vậy. Ở thành phố Indianapolis, nhiều vụ nổ súng đã diễn ra trong đó có vụ khiến một người thiệt mạng, bên cạnh những cái chết ở Detroit và Minneapolis.

Tại Minneapolis, nơi khởi nguồn làn sóng biểu tình, cảnh sát, vệ binh quốc gia và các lực lượng thực thi pháp luật khác đã xuất hiện sau 20h - giờ giới nghiêm - để kiểm soát người biểu tình.

Tổng thống Trump có vẻ như hài lòng với các chiến lược mạnh mẽ hơn của chính quyền địa phương, tuyên dương việc triển khai lực lượng vệ binh quốc gia ở Minneapolis, và nói rằng cảnh sát New York "phải được phép làm công việc của họ!".

10b.jpg

Một người biểu tình ở New York bị thương do dùi cui của cảnh sát. Ảnh: New York Times.

Hôm chủ nhật, các đội bảo trì gần khu vực Nhà Trắng bắt đầu thay thế những cửa sổ bị vỡ hoàn toàn bằng những mảnh gỗ lớn. Các toà nhà bị vẽ graffiti những dòng chữ chỉ trích Tổng thống Trump và chửi rủa cảnh sát.

Những mảnh kính vỡ vẫn vương đầy trên vỉa hè, và trong số những toà nhà bị hư hại có cả trụ sở của Bộ Cựu chiến binh, nằm bên kia đường với Nhà Trắng.

Các thành phố khác trên khắp nước Mỹ cũng bắt đầu việc dọn dẹp. Tại Madison ở bang Wisconsin, hàng trăm tình nguyện viên đã tập trung để dọn dẹp hậu quả của bạo lực, gồm một chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy, các cửa hiệu bị đập phá cũng như cửa kính viện bảo tàng bị ném vỡ.

1.700 người bị bắt
Gần như góc nào của nước Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi làn sóng bạo lực này. Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng tại nhiều thành phố lớn, trong đó có Atlanta, Denver, Los Angeles, Minneapolis, San Francisco và Seattle.

Ít nhất 13 sĩ quan cảnh sát đã bị thương ở Philadelphia, với 4 chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy. Tại New York, các cuộc đụng độ diễn ra liên tục với hơn 200 người bị bắt giữ. Một đoạn băng cho thấy hai xe tuần tra của cảnh sát New York đã lao vào đám đông khiến một số người biểu tình bị xô xuống đất.

"Những sai lầm đang xảy ra không phải là sai lầm. Họ (cảnh sát) đã lặp lại hành vi tấn công khủng bố bằng bạo lực, và mọi người cần phải ngừng giết hại người da đen", một người biểu tình ở khu Brooklyn cho biết.

Thống đốc bang Georgia Brian Kemp đã huy động 3.000 lính vệ binh quốc gia tới Athens, Savannah và những thành phố khác nơi có các cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào ngày 31/5. Ông Kemp cũng phê duyệt sử dụng 1.500 lính vệ binh để thi hành lệnh giới nghiêm lúc 21h ở Atlanta.

"Những người biểu tình cần biết rằng chúng tôi sẽ hỗ trợ họ trong một cuộc biểu tình ôn hoà, bất bạo động. Những kẻ khiêu khích cần phải biết rằng chúng tôi sẽ ở đó để đưa họ vào tù nếu họ phá hoại tài sản", ông Kemp phát biểu trên sóng truyền hình địa phương.

Tại bang Virginia, nhiều công trình liên quan đến phe Liên minh miền Nam đã bị phá hoại và sơn các dòng chữ graffiti xỉ vả cảnh sát. Tại thành phố Fergusn của bang Missouri, nơi thiếu niên da đen Michael Brown Jr. bị bắn chết bởi viên cảnh sát da trắng vào năm 2014, 6 sĩ quan đã bị thương khi đụng độ với người biểu tình.

c.jpeg

Người biểu tình chặn đường xe cứu hoả ở Los Angeles hôm 30/5. Ảnh: AP.

Trên toàn quốc, cảnh sát đã bắt giữ gần 1.700 người ở 22 thành phố kể từ hôm 28/5, theo thống kê của AP.

Gần một phần ba số vụ bắt giữ diễn ra ở thành phố Los Angesles, nơi thống đốc bang California tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh cho vệ binh quốc gia hỗ trợ 10.000 cảnh sát của thành phố để dập tắt vụ bạo động.

Tình trạng bất ổn làm nhiều người nhớ lại vụ bạo động năm 1992, xảy ra sau khi toà án địa phương tha bổng cho các sĩ quan cảnh sát da trắng dùng vũ lực với Rodney King, một người da đen chạy trốn cảnh sát trên đường cao tốc.

Đây từng được coi là sự kiện định hình thập niên 1990 của nước Mỹ, với 60 người chết trong 5 ngày bạo loạn, 2.000 người bị thương và thiệt hại lên tới 1 tỷ USD.
 
Top Bottom