M
Master Pink
Tam Phẩm
- Joined
- 7 August 2019
- Bài viết
- 1,274
- Reaction score
- 1,244
Theo Nikkei Asian Review, ở tuổi 70, ông Son, sống ở Seoul (Hàn Quốc) không đòi hỏi gì nhiều. Ông chỉ ước mình có 9 USD mỗi ngày để sống. “Đó là tất cả những gì tôi muốn”, ông nói.
Mỗi ngày, ông cùng bạn bè đi đến công viên Pagoda Park để mua bát tiết bò giá 2,12 USD cho buổi trưa. “Tôi nghĩ nó rẻ nhất đất nước này. Sau đó chúng tôi đi uống cà phê giá 0,17 USD”, ông Son kể.
Ông nhận lương hưu từ chính phủ khoảng 212,49 USD/tháng nhưng chẳng giữ lại được bao nhiêu sau khi thanh toán các hóa đơn. “Tôi thậm chí không thể sử dụng máy sưởi đủ để sưởi ấm căn phòng. Tôi chỉ bật nó lên một lúc rồi tắt đi cho tiết kiệm”.
Tuy nhiên, ở một đất nước đang già đi nhanh chóng với “dịch bệnh” nghèo đói và thách thức cải cách lương hưu, ông Son vẫn còn may mắn hơn nhiều người.
Năm 2017, cứ 100.000 người thì có 70 người Hàn Quốc ở độ tuổi 80 tự tử. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Tỷ lệ tự tử báo động
Khi các thế hệ trẻ từ bỏ truyền thống Nho giáo, bỏ bê chăm sóc người lớn tuổi, chính phủ chật vật cải thiện sự trì trệ, số lượng người Hàn Quốc lớn tuổi tự tử ngày một nhiều hơn.
Trong năm 2017, trung bình cứ 100.000 người thì có 48,8 người ở độ tuổi 70 và 70 người trên 80 tuổi tự tử, theo Trung tâm Phòng chống Tự tử Hàn Quốc. Con số trung bình toàn quốc là 24,3/100.000.
Tổng thống Moon Jae-in đang thực hiện các bước để cải cách hệ thống lương hưu được coi là yếu kém nhất châu Á. Nhưng giới chuyên gia cho rằng vấn đề này sẽ làm khó chính quyền Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ tới.
“Sự bất lực và thiếu trách nhiệm của nhà nước và chính phủ là lý do đằng sau tỷ lệ nghèo đói và tự tử ở người cao tuổi cao. Điều quan trọng là các đảng chính trị phải đóng vai trò chính trong việc giải quyết tình trạng này”, ông Cho Hyun-yun, nhà nghiên cứu tại Đại học Dongguk, nhận định.
Tình hình ở Hàn Quốc còn tồi tệ hơn nhiều các quốc gia có dân số già khác như Nhật Bản. Dữ liệu của OECD cho thấy 45,7% người Hàn Quốc trên 65 tuổi sống trong cảnh nghèo đói vào năm 2015, lớn hơn hầu hết quốc gia và cao hơn tỷ lệ 19,6% ở Nhật Bản.
Thế hệ người Hàn Quốc từ 60 tuổi đến 80 tuổi là thế hệ cuối cùng hỗ trợ tài chính cho cha mẹ. Và nói rộng ra, họ là thế hệ đầu tiên không nhận được sự hỗ trợ từ con cái. “Thế hệ con cái của tôi không nghĩ đến việc nuôi bố mẹ. Tôi không thể yêu cầu con trai hoặc con dâu mình cho tiền”, ông Kang, 79 tuổi, kể lại.
Người già Hàn Quốc không còn được con cái hỗ trợ kinh tế. Ảnh: Nikkei Asian Review.
“Cấu trúc gia đình ở Hàn Quốc đã trở nên nhỏ hơn với một xã hội ngày càng cá nhân hóa. Mọi người tin rằng đất nước có thể và nên hỗ trợ người già chứ không phải gia đình”, chuyên gia Kim Yu-kyung thuộc Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc bình luận.
Hệ thống lương hưu của Hàn Quốc nhận được điểm D tại Melbourne Mercer Global Pension Index năm 2018, cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, đồng nghĩa với việc còn nhiều điểm yếu và thiếu sót lớn cần giải quyết.
“Hàn Quốc có một trong những hệ thống lương hưu thấp nhất dành cho người nghèo, tỷ lệ chỉ 6% so với mức lương trung bình”, Chủ tịch Mercer David Anderson cho biết. Thêm vào đó, các công ty còn buộc nhiều người Hàn chấp nhận nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 50 dù tuổi nghỉ hưu hợp pháp là 60 tuổi.
Điều này có nghĩa là người lao động phải tìm cách kiếm sống thêm một thập kỷ nữa. Ông Anderson nhất mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hỗ trợ cho những người già nghèo khổ.
Nỗ lực từ chính phủ
Chính quyền Tổng thống Moon đang hành động bởi tỷ lệ người cao niên đang gia tăng và ngày càng gay gắt. Nhiều người Hàn Quốc lớn tuổi vẫn ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Park Geun-hye, người đang thụ án 25 năm tù vì tội tham nhũng và chờ kháng cáo lên Tòa án Tối cao.
Họ có xu hướng phản đối chính sách của Tổng thống Moon với Triều Tiên về Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).“Họ là một thế hệ hoài niệm về quá khứ - thời điểm họ đóng góp cho công nghệ hóa đất nước. Lý do họ mặc định ‘quá khứ tốt đẹp’ là vì hiện tại họ sống quá khốn khổ”, chuyên gia Choi Jong-sook của Viện Dân chủ Hàn Quốc nhận định.
Ông Moon - với hy vọng nhận thêm sự ủng hộ từ những người cao niên trong cuộc đua tổng thống vào năm 2022 - đã tăng lương hưu cơ bản gấp 6 lần từ tháng 4/2019. Bộ Phúc lợi cũng đang đẩy mạnh cải cách lương hưu quốc gia. Đầu năm 2019, Bộ đưa ra bốn lựa chọn để thay đổi hệ thống này và trình lên Quốc hội để xem xét.
Người già Hàn Quốc thường phải sống trong cảnh cô đơn và nghèo đói. Ảnh: Time.
Nhưng trong lúc này, người cao niên Hàn Quốc vẫn phải vật lộn để kiếm tiền, đặc biệt là bên ngoài các thành phố lên. Thống kê tự tử từ Trung tâm Phòng chống cho thấy sự khác nhau về địa lý. Seou có tỷ lệ thấp nhất với 18,1/100.000 người trong năm 2017, trong khi ở tỉnh Nam Chungcheong là 26,2. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là thiếu hỗ trợ tài chính cho người già ở tình nông thôn.
“Có ít cơ quan y tế, cơ quan văn hóa hỗ trợ người cao tuổi trong khu vực. Những người không thể làm việc đã bị loại bỏ khỏi cộng đồng”, giáo sư Choi Myung-min thuộc Đại học Baekseok nhận định.
Đầu năm 2019, Thủ tướng Lee Nak-yon đã ra lệnh cho các thành viên nội các thành lập một hệ thống nhằm ngăn chặn tình trạng người cao niên tự tử. “Người già phải hứng chịu nghèo đói, bệnh tật, cô lập và thống khổ. Tôi nghĩ rằng điều cần thiết để ngăn ngừa tự tử là giải quyết những điều này”, ông nói.
Nhưng lời giải cho bài toán này không dễ dàng khi đến người trẻ cũng khó khăn trong việc tìm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên dao động khoảng 8%. Do đó, không dễ cho người già.
Ông Lee kiếm được khoảng 5,1 USD mỗi ngày bằng cách bán giấy và hộp đã qua sử dụng. “Tôi chỉ có thể mua rau. Tôi nhận được khoảng 212,49 USD tiền lương, nhưng tôi không đủ điều kiện hưởng lương hưu cơ bản vì tôi sở hữu một ngôi nhà. Thu nhập quá ít để trang trải phí sinh hoạt của tôi”, ông than vãn.
link bài gốc: https://news.zing.vn/nguoi-gia-han-q...st1017203.html
Mỗi ngày, ông cùng bạn bè đi đến công viên Pagoda Park để mua bát tiết bò giá 2,12 USD cho buổi trưa. “Tôi nghĩ nó rẻ nhất đất nước này. Sau đó chúng tôi đi uống cà phê giá 0,17 USD”, ông Son kể.
Ông nhận lương hưu từ chính phủ khoảng 212,49 USD/tháng nhưng chẳng giữ lại được bao nhiêu sau khi thanh toán các hóa đơn. “Tôi thậm chí không thể sử dụng máy sưởi đủ để sưởi ấm căn phòng. Tôi chỉ bật nó lên một lúc rồi tắt đi cho tiết kiệm”.
Tuy nhiên, ở một đất nước đang già đi nhanh chóng với “dịch bệnh” nghèo đói và thách thức cải cách lương hưu, ông Son vẫn còn may mắn hơn nhiều người.
Năm 2017, cứ 100.000 người thì có 70 người Hàn Quốc ở độ tuổi 80 tự tử. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Tỷ lệ tự tử báo động
Khi các thế hệ trẻ từ bỏ truyền thống Nho giáo, bỏ bê chăm sóc người lớn tuổi, chính phủ chật vật cải thiện sự trì trệ, số lượng người Hàn Quốc lớn tuổi tự tử ngày một nhiều hơn.
Trong năm 2017, trung bình cứ 100.000 người thì có 48,8 người ở độ tuổi 70 và 70 người trên 80 tuổi tự tử, theo Trung tâm Phòng chống Tự tử Hàn Quốc. Con số trung bình toàn quốc là 24,3/100.000.
Tổng thống Moon Jae-in đang thực hiện các bước để cải cách hệ thống lương hưu được coi là yếu kém nhất châu Á. Nhưng giới chuyên gia cho rằng vấn đề này sẽ làm khó chính quyền Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ tới.
“Sự bất lực và thiếu trách nhiệm của nhà nước và chính phủ là lý do đằng sau tỷ lệ nghèo đói và tự tử ở người cao tuổi cao. Điều quan trọng là các đảng chính trị phải đóng vai trò chính trong việc giải quyết tình trạng này”, ông Cho Hyun-yun, nhà nghiên cứu tại Đại học Dongguk, nhận định.
Tình hình ở Hàn Quốc còn tồi tệ hơn nhiều các quốc gia có dân số già khác như Nhật Bản. Dữ liệu của OECD cho thấy 45,7% người Hàn Quốc trên 65 tuổi sống trong cảnh nghèo đói vào năm 2015, lớn hơn hầu hết quốc gia và cao hơn tỷ lệ 19,6% ở Nhật Bản.
Thế hệ người Hàn Quốc từ 60 tuổi đến 80 tuổi là thế hệ cuối cùng hỗ trợ tài chính cho cha mẹ. Và nói rộng ra, họ là thế hệ đầu tiên không nhận được sự hỗ trợ từ con cái. “Thế hệ con cái của tôi không nghĩ đến việc nuôi bố mẹ. Tôi không thể yêu cầu con trai hoặc con dâu mình cho tiền”, ông Kang, 79 tuổi, kể lại.
Người già Hàn Quốc không còn được con cái hỗ trợ kinh tế. Ảnh: Nikkei Asian Review.
“Cấu trúc gia đình ở Hàn Quốc đã trở nên nhỏ hơn với một xã hội ngày càng cá nhân hóa. Mọi người tin rằng đất nước có thể và nên hỗ trợ người già chứ không phải gia đình”, chuyên gia Kim Yu-kyung thuộc Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc bình luận.
Hệ thống lương hưu của Hàn Quốc nhận được điểm D tại Melbourne Mercer Global Pension Index năm 2018, cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, đồng nghĩa với việc còn nhiều điểm yếu và thiếu sót lớn cần giải quyết.
“Hàn Quốc có một trong những hệ thống lương hưu thấp nhất dành cho người nghèo, tỷ lệ chỉ 6% so với mức lương trung bình”, Chủ tịch Mercer David Anderson cho biết. Thêm vào đó, các công ty còn buộc nhiều người Hàn chấp nhận nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 50 dù tuổi nghỉ hưu hợp pháp là 60 tuổi.
Điều này có nghĩa là người lao động phải tìm cách kiếm sống thêm một thập kỷ nữa. Ông Anderson nhất mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hỗ trợ cho những người già nghèo khổ.
Nỗ lực từ chính phủ
Chính quyền Tổng thống Moon đang hành động bởi tỷ lệ người cao niên đang gia tăng và ngày càng gay gắt. Nhiều người Hàn Quốc lớn tuổi vẫn ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Park Geun-hye, người đang thụ án 25 năm tù vì tội tham nhũng và chờ kháng cáo lên Tòa án Tối cao.
Họ có xu hướng phản đối chính sách của Tổng thống Moon với Triều Tiên về Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).“Họ là một thế hệ hoài niệm về quá khứ - thời điểm họ đóng góp cho công nghệ hóa đất nước. Lý do họ mặc định ‘quá khứ tốt đẹp’ là vì hiện tại họ sống quá khốn khổ”, chuyên gia Choi Jong-sook của Viện Dân chủ Hàn Quốc nhận định.
Ông Moon - với hy vọng nhận thêm sự ủng hộ từ những người cao niên trong cuộc đua tổng thống vào năm 2022 - đã tăng lương hưu cơ bản gấp 6 lần từ tháng 4/2019. Bộ Phúc lợi cũng đang đẩy mạnh cải cách lương hưu quốc gia. Đầu năm 2019, Bộ đưa ra bốn lựa chọn để thay đổi hệ thống này và trình lên Quốc hội để xem xét.
Người già Hàn Quốc thường phải sống trong cảnh cô đơn và nghèo đói. Ảnh: Time.
Nhưng trong lúc này, người cao niên Hàn Quốc vẫn phải vật lộn để kiếm tiền, đặc biệt là bên ngoài các thành phố lên. Thống kê tự tử từ Trung tâm Phòng chống cho thấy sự khác nhau về địa lý. Seou có tỷ lệ thấp nhất với 18,1/100.000 người trong năm 2017, trong khi ở tỉnh Nam Chungcheong là 26,2. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là thiếu hỗ trợ tài chính cho người già ở tình nông thôn.
“Có ít cơ quan y tế, cơ quan văn hóa hỗ trợ người cao tuổi trong khu vực. Những người không thể làm việc đã bị loại bỏ khỏi cộng đồng”, giáo sư Choi Myung-min thuộc Đại học Baekseok nhận định.
Đầu năm 2019, Thủ tướng Lee Nak-yon đã ra lệnh cho các thành viên nội các thành lập một hệ thống nhằm ngăn chặn tình trạng người cao niên tự tử. “Người già phải hứng chịu nghèo đói, bệnh tật, cô lập và thống khổ. Tôi nghĩ rằng điều cần thiết để ngăn ngừa tự tử là giải quyết những điều này”, ông nói.
Nhưng lời giải cho bài toán này không dễ dàng khi đến người trẻ cũng khó khăn trong việc tìm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên dao động khoảng 8%. Do đó, không dễ cho người già.
Ông Lee kiếm được khoảng 5,1 USD mỗi ngày bằng cách bán giấy và hộp đã qua sử dụng. “Tôi chỉ có thể mua rau. Tôi nhận được khoảng 212,49 USD tiền lương, nhưng tôi không đủ điều kiện hưởng lương hưu cơ bản vì tôi sở hữu một ngôi nhà. Thu nhập quá ít để trang trải phí sinh hoạt của tôi”, ông than vãn.
link bài gốc: https://news.zing.vn/nguoi-gia-han-q...st1017203.html