Modmoi
Nhị Phẩm
- Joined
- 26 June 2018
- Bài viết
- 2,224
- Reaction score
- 1,414
Mai sau dầu có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Kiều
Dó lâu năm dó cũng thành kỳ,
Đá kia lăn lóc có khi thành vàng.
Ca dao
Các chất liệu có hương thơm (香料 hương liệu) nói chung thường lấy từ thực vật (hoa, trái cây, rễ cây, lá cây, hay nhựa cây), động vật hay khoáng vật. Từ trước tới nay, loại hương liệu được yêu chuộng nhất vẫn là các thứ gỗ thơm (香木 hương mộc). Quế (cinnamon) và trầm (aloeswood hay agalloch) là hai loại gỗ thơm tiêu biểu của Việt Nam.
Thưởng thức trầm hương.
Theo cố học giả Phạm Hoàng Hộ, loại trầm thường thấy ở Việt Nam là do cây dó bầu (aquilaria crassna) bị sâu ăn, tiết ra nhựa, đông cứng lại rồi lâu năm mà biến thành. Gỗ mang bộng nhựa của cây dó có tỷ trọng lớn, thả vào nước sẽ “chìm”. “Trầm” 沈 chữ Hán có nghĩa là chìm, và tên “trầm” bắt nguồn từ đó.
“Trầm hương” (沈香 jinkô, “sinking fragrance”), theo định nghĩa của từ điển Kôjien, là “hương liệu thiên nhiên lấy từ loại cây cao ‘thường lục’. Cây thuộc vùng nhiệt đới Á châu, cao độ chừng 10 mét, thân cứng và chìm dưới nước. Hoa màu trắng. Chôn cây dưới đất, hoặc làm thối ra, cây sẽ thành ‘già la’ 伽羅 có màu đen mướt, mùi thơm ưu việt và giá rất đắt”.1
Cây cao ở đây đúng là cây dó bầu mọc trong những cánh rừng già. “Trầm hương” chính là phần thân cây chứa nhiều nhựa thơm. Dó bầu sống lâu trở nên to lớn và thành đại thụ.2 Ca dao có nói: “Dó lâu năm dó cũng thành kỳ”, nhưng ta cần nói thêm là không phải cây dó nào cũng thành trầm, may lắm mới có được.3
“Kỳ nam” được coi là loại trầm tốt nhất. Trầm không có ở Nhật Bản và Trung Quốc mà chỉ có ở Đông Nam Á. “Kỳ nam” đặc biệt chỉ có ở miền Trung Việt Nam từ Thanh Hóa vào đến Khánh Hòa – mảnh đất có cái tên hấp dẫn, nhưng đúng với sự thật, là “Xứ trầm hương”!
*
Trầm ở các tỉnh ở miền Trung nổi tiếng khắp thế giới với hương thơm tao nhã, thoát tục. Tài liệu xưa nhất về trầm hương của Nhật Bản là Nihon Shoki (日本書 紀 Nhật Bản thư kỷ; soạn xong năm 720 sau CN).
Theo sách này, vào năm 595 sau CN có “khúc trầm trôi dạt vào đảo Awaji-shima [Đạm-lộ đảo]”, gần thành phố Kobe hiện nay. “Khúc trầm này có chu vi là 1 mét 80. Cư dân trên đảo không biết đó là trầm, đem ra đốt để nấu ăn. Hơi khói xông lên thơm ngào ngạt và mùi hương tỏa ra xa. Dân lấy làm lạ [nhưng đoán biết là quý], đem dâng lên Thiên hoàng [lúc này là Thiên hoàng Suiko]”.4 Khi đó, có Thái tử Shôtoku5 biết ngay là đó trầm hương (jinkô).
Chúng ta có thể phỏng đoán khúc trầm này đi từ miền Trung (vào thế kỷ VI thuộc Chămpa) và theo dòng nước ấm Kuroshio trôi dạt lên phía Bắc để rồi tạt vào Nhật Bản. Cần nói thêm là dòng hải lưu Kuroshio này cũng bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam.
Khi mới du nhập vào ở Nhật Bản, trầm được dùng trong các tế lễ Thần đạo (Shinto/Shintoism) và Phật giáo. Sau đó, trầm hương ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong các buổi lễ Phật giáo. Bước sang thời Nara (710-794 sau CN), nghi thức này được trở thành buổi lễ có tính cách quốc gia và còn tiếp tục mãi cho đến Minh Trị Duy Tân (1868).
Đốt trầm ở chùa Tôdaiji,
Nara, Nhật Bản.
Điều ít người chú ý là vai trò quan trọng của trầm hương trong lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản. Kỳ nam được xem là đi từ vùng đất nay là Việt Nam, thường được người Nhật gọi là kyara 伽羅.
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Kiều
Dó lâu năm dó cũng thành kỳ,
Đá kia lăn lóc có khi thành vàng.
Ca dao
Các chất liệu có hương thơm (香料 hương liệu) nói chung thường lấy từ thực vật (hoa, trái cây, rễ cây, lá cây, hay nhựa cây), động vật hay khoáng vật. Từ trước tới nay, loại hương liệu được yêu chuộng nhất vẫn là các thứ gỗ thơm (香木 hương mộc). Quế (cinnamon) và trầm (aloeswood hay agalloch) là hai loại gỗ thơm tiêu biểu của Việt Nam.
Thưởng thức trầm hương.
Theo cố học giả Phạm Hoàng Hộ, loại trầm thường thấy ở Việt Nam là do cây dó bầu (aquilaria crassna) bị sâu ăn, tiết ra nhựa, đông cứng lại rồi lâu năm mà biến thành. Gỗ mang bộng nhựa của cây dó có tỷ trọng lớn, thả vào nước sẽ “chìm”. “Trầm” 沈 chữ Hán có nghĩa là chìm, và tên “trầm” bắt nguồn từ đó.
“Trầm hương” (沈香 jinkô, “sinking fragrance”), theo định nghĩa của từ điển Kôjien, là “hương liệu thiên nhiên lấy từ loại cây cao ‘thường lục’. Cây thuộc vùng nhiệt đới Á châu, cao độ chừng 10 mét, thân cứng và chìm dưới nước. Hoa màu trắng. Chôn cây dưới đất, hoặc làm thối ra, cây sẽ thành ‘già la’ 伽羅 có màu đen mướt, mùi thơm ưu việt và giá rất đắt”.1
Cây cao ở đây đúng là cây dó bầu mọc trong những cánh rừng già. “Trầm hương” chính là phần thân cây chứa nhiều nhựa thơm. Dó bầu sống lâu trở nên to lớn và thành đại thụ.2 Ca dao có nói: “Dó lâu năm dó cũng thành kỳ”, nhưng ta cần nói thêm là không phải cây dó nào cũng thành trầm, may lắm mới có được.3
“Kỳ nam” được coi là loại trầm tốt nhất. Trầm không có ở Nhật Bản và Trung Quốc mà chỉ có ở Đông Nam Á. “Kỳ nam” đặc biệt chỉ có ở miền Trung Việt Nam từ Thanh Hóa vào đến Khánh Hòa – mảnh đất có cái tên hấp dẫn, nhưng đúng với sự thật, là “Xứ trầm hương”!
*
Trầm ở các tỉnh ở miền Trung nổi tiếng khắp thế giới với hương thơm tao nhã, thoát tục. Tài liệu xưa nhất về trầm hương của Nhật Bản là Nihon Shoki (日本書 紀 Nhật Bản thư kỷ; soạn xong năm 720 sau CN).
Theo sách này, vào năm 595 sau CN có “khúc trầm trôi dạt vào đảo Awaji-shima [Đạm-lộ đảo]”, gần thành phố Kobe hiện nay. “Khúc trầm này có chu vi là 1 mét 80. Cư dân trên đảo không biết đó là trầm, đem ra đốt để nấu ăn. Hơi khói xông lên thơm ngào ngạt và mùi hương tỏa ra xa. Dân lấy làm lạ [nhưng đoán biết là quý], đem dâng lên Thiên hoàng [lúc này là Thiên hoàng Suiko]”.4 Khi đó, có Thái tử Shôtoku5 biết ngay là đó trầm hương (jinkô).
Chúng ta có thể phỏng đoán khúc trầm này đi từ miền Trung (vào thế kỷ VI thuộc Chămpa) và theo dòng nước ấm Kuroshio trôi dạt lên phía Bắc để rồi tạt vào Nhật Bản. Cần nói thêm là dòng hải lưu Kuroshio này cũng bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam.
Khi mới du nhập vào ở Nhật Bản, trầm được dùng trong các tế lễ Thần đạo (Shinto/Shintoism) và Phật giáo. Sau đó, trầm hương ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong các buổi lễ Phật giáo. Bước sang thời Nara (710-794 sau CN), nghi thức này được trở thành buổi lễ có tính cách quốc gia và còn tiếp tục mãi cho đến Minh Trị Duy Tân (1868).
Đốt trầm ở chùa Tôdaiji,
Nara, Nhật Bản.
Điều ít người chú ý là vai trò quan trọng của trầm hương trong lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản. Kỳ nam được xem là đi từ vùng đất nay là Việt Nam, thường được người Nhật gọi là kyara 伽羅.