Những Thú Vui Đèn măng xông và những điều bạn chưa biết!

N

NCQ

Thường Dân
Joined
4 April 2019
Bài viết
8
Reaction score
0
Có thể với giới Gen Z hoặc thế hệ 9x hiện nay không có quá nhiều người biết đến đèn măng xông. Nhưng với thế hệ 8x hay 7x mà nói, đèn măng xông không chỉ là món đồ yêu thích mà còn là biểu tượng gắn mác "vua đèn" trong thời bấy giờ. Chi tiết cụ thể như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

1. Giới thiệu về đèn măng xông

Đôi lúc, có vùng gọi là đèn măng xông và cũng có nơi gọi là đèn măng sông. Cả hai tên này bắt nguồn từ tên tiếng Pháp thời xưa - Manchon. Cho nên, người Việt có thói quen đọc lại theo dạng phiên âm của loại đèn độc đáo này.
qB2ZfYBX-hZra2zNxqaEcoqw4YLk8F2ekXk10IM22vKSJTxuKml0dQIiL6v8BEbVc_Y4nqRESpFF5p8o-AKjT8suvCfV1Cbvwu8N0Alc_Gj3GBZ8CeA9ZZj01lQydIbcbg

Một mẫu đèn măng xông Việt từ thời xưa
Đèn măng xông thực chất là loại đèn dùng nguyên liệu để thắp sáng. Tuỳ vào nguyên liệu sử dụng, đèn có tên gọi khác là đèn gas, đèn xăng hay đèn dầu hôi.

Đèn măng xông được ghi nhận lần đầu bởi hai nhà phát minh Adolf và Max Graetz (người Pháp) vào đầu thế kỷ 19 - năm 1909. Ban đầu, đèn măng xông có tên là đèn Graetz. Đến năm 1920, đổi thành "đèn PETROMAX" cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, không phải chỉ có hai nhà phát minh ra dòng đèn này mới được quyền sản xuất. Mà thị trường Pháp, Châu Âu lúc đó đã có rất nhiều mẫu đèn tương tự. Gọi chung là "đèn Manchon".

Thế kỷ 19, đèn măng xông được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng hải (đi biển) và hải ngọn hải đăng. Đồng thời, cũng là loại đèn chiếu sáng phổ biến thời bấy giờ trước khi có điện lưới phủ rộng toàn Châu Âu lẫn Việt Nam.

Còn trong thế kỷ 21, đèn măng xông vẫn được ngư dân vùng biển Việt Nam ưa thích và hay dùng. Ngay cả các bạn trẻ khi đi cắm trại, dã ngoại, leo núi,... cũng dùng rất nhiều vì độ tiện lợi và tính thẩm mỹ của dòng đèn này.

2. Các loại đèn măng xông phổ biến hiện nay

Tìm hiểu sâu hơn về dòng đèn măng xông, chắc chắn Quý khách sẽ thấy sự đa dạng các dòng đèn này hiện có trên thị trường nước ta.

2.1 Xuất xứ

Nếu theo xuất xứ, Quý khách có thể bắt gặp các dòng đèn từ nhiều thương hiệu có tiếng đến thương hiệu “nội địa” như:
  • Đèn măng xông xuất xứ Germany - Đức.
  • Đèn măng xông xuất xứ France - Pháp.
  • Đèn măng xông của Mỹ - xuất xứ USA (thấy nhiều nhất).
  • Đèn măng xông xuất xứ China - Trung Quốc.
  • Đèn măng xông nội địa - Việt Nam.

2.2 Theo nguyên lý hoạt động

WEkBJfrHJA0khU5QJ9aR_2IxtI3uuzm1bcnDRODOZHiAfida9dUWC3yrwUZpNf4XmSd84GwPt4WR3lobRcxHaAwHOTTMMxNlConzXKdK66zepO-VhZjfTvVvWePMIQKHUQ

Đèn măng xông LED hiện đại ngày nay
Phân loại theo nguyên lý hoạt động sẽ có các loại đèn:
  • Đèn măng xông chạy bằng gas.
  • Đèn măng xông chạy bằng dầu hôi.
  • Đèn măng xông chạy bằng xăng.
  • Đèn măng xông dùng nến.
  • Đèn măng xông chạy bằng điện (đèn măng xông hiện đại).

2.3 Mức độ phổ biến

Đại diện cho những tên tuổi, thương hiệu đèn măng xông cổ và cả hiện đại. Quý khách có thể tìm mua những thương hiệu đèn uy tín, chất lượng và phổ biến như sau.

2.3.1 Đèn măng xông Coleman

p4T2wGVW0zyFoSV3ks5Olph4iuantrRyJvkvtyb29xG9QT2GDlNr433CTqRh47KBZobZ7XAKs1xMfEC_w2TrfNzK044l6CLV-yhlHRkBnAbqtfZ9iEK_1ostotXMuF-53A

Mẫu đèn măng xông thương hiệu Coleman - Mỹ
Đặc điểm:
  • Xuất xứ từ hãng đèn măng xông Coleman - Hoa Kỳ (Mỹ) và là một trong những hãng có sớm nhất ở thế kỷ 19.
  • Đèn cổ sử dụng dầu hôi, đèn hiện đại sử dụng: Xăng trắng (không có chì), khí propan (khí gas).
  • Ánh sáng đèn màu trắng cường độ mạnh được làm từ một hoặc hai lớp vải măng xông.

2.3.2 Đèn măng xông Aida Express

lMSsO9I6hgGeXHu5qrJAbllTg4T7PO_WKnK75MJCjCp6iJHdao4NVrWmlfOYJazzgUwTvcsjH3jZp4tVNNINgNFZN8mOqIuSjJnV8QJ1ibJY9m2vSXgQPmW7CayPt0hOYg

Mẫu đèn măng xông thương hiệu Aida Express (đèn cổ)
Đặc điểm:
  • Xuất xứ từ Đức và được biết là dòng đèn măng xông cổ cực kỳ hiếm có, được săn lùng với mức giá sưu tầm rất cao.
  • Đèn sử dụng dầu hôi, dầu hoả và khí gas kerosene.
  • Ngoại hình thẩm mỹ, độc đáo và riêng biệt.

2.3.3 Đèn măng xông Petromax

t7_3ncw1IcxFb2VJFpVbZrs1AhRctNrCJ6d5kUruzi-hcVdB7e9kjr7GAeMKEvOvZKQ2eBcRHXgAU6EZkUaXjQU2vuCYkqJzRj8RI9qfQIzFVJRTOrloqYjFd9Wi0-yABw

Đèn măng xông Petromax với thiết kế cổ
Đặc điểm:
  • Xuất xứ từ Pháp và thương hiệu đèn được xem là thương hiệu xuất hiện đầu tiên trên thế giới của dòng đèn măng xông.
  • Một trong những thương hiệu đèn măng xông cổ có giá trị cao sưu tầm hiện nay. Số lượng đèn cổ cũng rất hiếm.

2.3.4 Đèn măng xông Anchor

lbM0OX5ztK0ol4s-HrVgAEW5x_VuK8WWuT_Nd-n_zNNgByoGscAFCz3NCk-U4i-bAzl7EMVwFoBpBz0VQz9uegh5vbKtbd_VRHSP9N6a4z7E2Zr7ALw6HDLENvo49DlrKA

Mẫu đèn măng xông Anchor cũ thời xưa
Đặc điểm:
  • Xuất xứ từ Trung Quốc và cũng thuộc top dòng đèn măng xông cổ có giá trị.
  • Mức giá đèn Anchor khá rẻ.
  • Thiết kế đa dạng.
Bên cạnh những dòng đèn măng xông chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Còn có một số mẫu đèn khác như: Đèn măng xông Solar; Đèn măng xông Butterfly; Đèn măng xông Vapalux;...

3. Cấu tạo đèn măng xông

-WyxTg2YGbt-hQ17gX45eQJ6LAfuUH1Nj4AoLQCptRca_0vHaWWx_gfIVHzBO6LT_jVDCqANd9-86_-9zBEpzbnZRo-Ebb7dH2-xk64hYzJP0QU5nvmD0ENRt56ANWnI9g

Một số bộ phận chính đèn măng xông
Đèn măng xông nói chung có 3 bộ phận chính:
(1) Thân đèn: Được làm từ thuỷ tinh chịu nhiệt, đồng, chorme, gỗ và một số kim loại giá trị khác (theo riêng từng hãng).
(2) Thứ hai là Mancho hoặc bóng đèn:

  • Mancho - đèn măng xông cổ: Hay còn gọi là vải lưới chỉ cô-tông có tẩm hoá chất đặc biệt hoặc loại muối đặc biệt. Điều này giúp cho đèn có khả năng chiếu ánh sáng trắng tự nhiên tối thiểu 6 lần so với đèn đốt thông thường và năng lượng đốt tiêu thụ ít hơn.
  • Bóng đèn - đèn măng xông hiện đại: Chủ yếu dùng điện sạc/pin sạc và bóng đèn thuộc dạng bóng LED tiết kiệm điện.
(3) Thứ ba là choá đèn (nón): Được là từ các kim loại sáng bóng, có thủ sứ hoặc thuỷ tinh để tăng cường khả năng khuếch đại ánh sáng.
Và còn một số bộ phận khác như: Bét phun, kim phun, da bơm, nồi đất, cần dầu, cục đồng gắn nồi đất.

4. Mức giá đèn măng xông

Mức giá đèn măng xông đa dạng theo các mẫu đèn:
  • Đèn bình dân giá từ 180.000 - 1.000.000 VNĐ: Chủ yếu đèn dầu hôi, đèn led với kích thước nhỏ.
  • Đèn hiện đại có mức giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ: Đầy đủ đèn dầu, xăng, gas và led (điện sạc).
  • Đèn cổ có mức giá trên 5.000.000 VNĐ cho mẫu đèn có thương hiệu. Và mức giá thực tế có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu dành cho các mẫu đèn cổ hiếm có trên thị trường.

5. Một số kinh nghiệm khi chơi đèn măng xông

Sau cùng, Đèn Ánh Sáng xin chia sẻ tới bạn đọc một số kinh nghiệm khi chơi đèn măng xông hiện đại lẫn cổ điển.
9UPLj95ZsQKq7MYsorN6Y4KfBBKxLM_aT9IDjpl8_amPXqCuXr1aeSp4vxHLU9aBMWX6QOH2w7jJSrOV49tD1iugbNpRYmcRna7PeJryE48wEX4yLFqoxt83BjNGA6sqqA

Một số mẫu đèn măng xông điện hiện đại
  • Luôn xác định dòng đèn chạy là gì. Vì mỗi loại đèn có cách tiếp nhiên liệu khác nhau. Ví dụ, với đèn măng xông chạy bằng khí đốt (gas), thường dùng butan 1 lần để thay thế nên phù hợp với các chuyến đi xa ngay trong ngày và ít khi dùng đèn.
  • Luôn xác định chỉ số CP và số lượng tim đèn măng xông. Vì chỉ số này cho phép quý khách biết cách ước lượng độ sáng đèn bằng bao nhiêu cây nến. Ví dụ đèn chiếu sáng 500cp tương đương với 500 cây nến hay tương đương 1 bóng đèn sợi đốt công suất 40W.
  • Luôn xác định thương hiệu, xuất xứ và tính đồng bộ. Điều này quan trọng hơn đối với đèn cổ. Vì phần lớn đèn cổ hiện nay không nguyên zin, thường đã được thay một số bộ phận nhỏ giá trị. Do đó, Quý khách cần chọn điểm bán uy tín.
 
Top Bottom